Điều Trị Mụn Trứng Cá, Sẹo Rỗ, Sẹo Lồi Dứt Điểm, An Toàn, Hiệu Quả
BS CK1 Nguyễn Thị Lan
04 thg 4 2023 - 05 Phút đọc
Mụn trứng cá thông thường (mụn sần, mụn mủ, mụn đầu đen, mụn đầu trắng) là loại bệnh lý về da phổ biến nhất ở các nước phát triển. Khoảng 95% độ tuổi từ 11 – 30 tuổi có mụn trứng cá ở một mức độ nào đó. Vậy mụn trứng cá hình thành như thế nào? Nguyên nhân triệu chứng ra sao?
1. Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá là một vấn đề da liễu khá phổ biến, có thể gặp ở cả nam và nữ trong nhiều độ tuổi, nhiều nhất là ở tuổi dậy thì. Đây là kết quả của tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông/nang lông gây ra bởi bã nhờn, vi khuẩn và tế bào da chết.
Những người ở độ tuổi khác cũng có nguy cơ bị mụn – thậm chí bị nặng – nếu không biết cách chăm sóc da và sinh hoạt phù hợp. Có nhiều loại mụn trứng cá, trong đó phổ biến nhất là các loại mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn mủ, mụn do nấm (viêm nang lông do nấm)… Mụn trứng cá thường xuất hiện nhiều nhất ở mặt, trán, ngực, vai và vùng lưng trên. Mụn trứng cá không gây nguy hiểm tới sức khỏe chung nhưng nếu không biết cách điều trị mụn trứng cá sớm thì mụn có thể ảnh hưởng nhiều tới da như gây đau, để lại sẹo hoặc nhiễm trùng. Không chỉ thế mụn còn tác động không nhỏ tới tâm lý khi có thể gây ra mặc cảm, tự ti, thậm chí là stress, trầm cảm.
2. Mụn trứng cá có điều trị tận gốc được hay không?
Mụn trứng cá điều trị khỏi nhưng dễ tái phát, tùy theo mức độ khác nhau sẽ có các cách điều trị mụn trứng cá khác nhau. Ở mức độ nhẹ, các sản phẩm chăm sóc da phù hợp có thể giúp bạn giải quyết mụn ở tình trạng này.
Đa số các sản phẩm điều trị mụn trứng cá hoạt động theo cách ức chế sản xuất bã nhờn, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và làm thông thoáng lỗ chân lông. Tuy nhiên, với một số cách điều trị mụn trứng cá thường có thể gây tác dụng phụ nên khi lựa chọn phương pháp điều trị cần phải cân nhắc và thận trọng. Vậy nên nếu bạn đang gặp phải tình trạng mụn trứng cá hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và sử dụng sản phẩm đúng cách.
3. Điều trị sẹo rỗ, sẹo lồi do mụn trứng cá
Sẹo mụn được xem là một biến chứng của mụn trứng cá. Bất kỳ loại mụn nào cũng có thể để lại sẹo, trong đó phổ biến hơn hết là dạng mụn nốt và mụn nang, khi “vỡ” ra sẽ làm tổn thương vùng da lân cận. Sẹo mụn cũng có thể hình thành từ việc nặn mụn không đúng cách.
Điều trị sẹo mụn được xem một dạng kỹ thuật xâm lấn thẩm mỹ. Việc điều trị không chắc chắn có thể loại bỏ hết 100% sẹo mụn nhưng có thể cải thiện đáng kể tình trạng da. Một số phương pháp quen thuộc thường dùng tới như:
-
Điều trị bằng Laser Fractional CO2: Cách điều trị mụn trứng cá từ nhẹ tới trung bình này có thể thực hiện bằng Laser bóc mô da (loại bỏ một phần da xung quanh sẹo để hình thành vùng da mới mịn màng hơn). Ngoài ra còn có Laser không bóc da (kích thích tăng trưởng collagen mới giúp da phục hồi tổn thương do sẹo cải thiện vẻ ngoài).
-
Kỹ thuật Punch: Là kỹ thuật thường dùng để điều trị sẹo mụn lõm. Có 3 dạng: bấm cắt sẹo (mức độ nhẹ – loại bỏ mô chứa sẹo để tạo bề mặt da bằng phẳng và mịn màng hơn), bấm nâng sẹo (sử dụng với sẹo đáy phẳng; đáy sẹo được bấm, “nâng” lên và cố định cao bằng bề mặt da) và bấm ghép (dùng với sẹo có đáy phẳng và sâu nhiều; sẹo thường được “lấp đầy” bởi mẫu da từ vùng da khác trên cơ thể)
-
Phương pháp bóc tách sẹo: Còn gọi là cắt đáy sẹo. Đây là thủ thuật thẩm mỹ thường áp dụng cho dạng sẹo rỗ, sẹo lõm nặng, lâu năm. Bóc tách sẹo hoạt động theo cách dùng kim y khoa cắt đứt toàn bộ chân sẹo xơ cứng để giải phóng bề mặt sẹo. mục đích của kỹ thuật này là giúp sẹo rỗ “đầy” lên nhanh chóng và phòng ngừa nguy cơ sẹo tái lõm trở lại.
-
Lăn kim: là kỹ thuật dùng cây lăn hoặc lăn máy để bóc tách các sẹo mụn, sau đó đắp các tinh chất giúp tái tạo da như: huyết tương giàu tiểu cầu (PRP), các tinh chất HA giúp phục hồi da…lăn kim có ưu điểm hơn kỹ thuật Punch và bóc tách sẹo do kích thước kim được tinh chỉnh từ 0.1mm đến 1.5mm có thể ứng dụng cho sẹo mụn từ nông đến sâu
4. Một số cách trị và phòng ngừa mụn trứng cá tại nhà
Bạn có thể giảm nguy cơ bị mụn trứng cá nhờ vào những bước chăm sóc da đúng cách tại nhà.
-
Rửa mặt đúng cách: Dùng tay thoa đều nhẹ nhàng, không chà xát tránh gây kích ứng da, rửa sạch bằng các sản phẩm cho da dầu mụn.
-
Sử dụng kem dưỡng ẩm: Sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, không chứa cồn vì sẽ làm da khô, đỏ khiến mụn xuất hiện nhiều hơn.
-
Hạn chế trang điểm: tần suất trang điểm càng nhiều thì nguy cơ làm bít lỗ chân lông, gây mụn càng tăng. Bạn nên dùng các sản phẩm không gây dị ứng, để tránh kích ứng da. Luôn rửa sạch lớp trang điểm trước khi đi ngủ.
-
Không chạm tay vào mặt: tay chạm vào mặt có thể truyền vi khuẩn, các tạp chất làm tắc lỗ chân lông trên da.
-
Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên làm da mất nước, lâu dần sẽ khiến da tiết nhiều dầu hơn, gây bít lỗ chân lông, hoặc rám nắng. Ngoài ra, một số loại thuốc trị mụn làm cho da rất nhạy cảm với tia cực tím (UV) nên sẽ gây ảnh hưởng cho da.
-
Không tự ý nặn mụn vì dễ nhiễm trùng, tăng nguy cơ để lại sẹo do mụn Bên cạnh đó, bác sĩ da liễu có thể đưa ra lời khuyên, hướng dẫn cách chăm sóc da theo hướng “cá nhân hóa” nhằm ngăn ngừa mụn trứng cá.
Nếu bạn đang gặp phải tình như trên và mong muốn được các bác sĩ Chuyên khoa Da liễu của Phòng Khám Dr.Lan Beauty tư vấn, hãy liên hệ ngay số điện thoại, zalo 0968 005 299 hoặc 0968 003 679 để được hỗ trợ ngay nhé! 😘
Bác Sĩ Da Liễu CK1 Nguyễn Thị Lan
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ ❗️